Kinh Thánh Hằng Ngày: Sự Trừng Phạt Của Địa Ngục P1

Nhiều người đang dùng từ “địa ngục” đơn giản như 1 từ lóng. Phạm thượng là một cách để làm giảm căng thẳng và loại bỏ nỗi sợ hãi, khi sử dụng từ đó thường xuyên đến mức mất đi ý nghĩa của nó.

Từ “địa ngục” bị lạm dụng như thế nào?

Đây không phải là lần đầu tiên tôi giảng về địa ngục, nhưng tôi đã không thường xuyên làm điều đó. Bạn có nhận thấy rằng rất ít người làm vậy ngày này không? Có vẻ như chủ đề này đã bị loại bỏ. Trên thực tế, nếu bạn muốn nghe lại từ ngữ này, thì hãy đi và làm việc giữa những người không tin và bạn sẽ nghe thấy từ đó mọi lúc. 

Bạn đã bao giờ nghe nói về Charlie Woods “lỗ khô” chưa? Chắc là chưa rồi. Nhưng Charlie Woods có biệt danh là lỗ khô, bởi vì anh ta luôn khoan tìm dầu ở sân sau của mình và không bao giờ tìm thấy bất kỳ cái nào. 

Nhưng anh ấy thực sự đã tìm thấy giếng dầu lớn nhất ở California, và nó mang lại sản lượng khoảng 18.000 thùng mỗi ngày. Chà, lúc cao điểm, nó lên tới 85.000 thùng và không ai còn trêu chọc Charlie Woods “lỗ khô” nữa. Nhưng khi anh ấy có được giếng dầu đầu tiên, là chỗ tuôn ra cái thứ màu đen ấy, thì anh ta được phỏng vấn bởi một phóng viên và đây là những gì anh nói với phóng viên. 

Anh ấy nói: “Đó là địa ngục, địa ngục theo nghĩa đen, nó gầm thét như địa ngục. Nó bốc lên, dâng trào và tuôn ra như địa ngục. Nó khó chịu như địa ngục và không thể kiểm soát được như địa ngục. Nó đen và nóng như địa ngục”. Bạn có nghĩ vậy là hơi lạm dụng từ này không?

Nhưng bạn thấy đấy, khi bạn sử dụng từ 1 cách tự do như vậy, nó sẽ mất đi tính chất sợ hãi. Nó không còn có nghĩa như ban đầu. Đó là một cách khiến thế giới cười nhạo. Cách thứ hai mà thế giới cười nhạo ý tưởng về địa ngục là biến nó thành một chủ đề hài hước. 

Và đó là một hệ quả đối với sự truyền đạt của HT, khi mà hầu hết những người bên ngoài đều biết từ “địa ngục” nghĩa là gì. Và thật đáng kinh ngạc khi có biết bao trò đùa, hài kịch về địa ngục, về nhiệt độ của nó, về thành phần, về tất cả mọi thứ. Đó là một cách khác mà sự căng thẳng đã được loại bỏ và mọi người không còn sợ nó nữa. 

Và rồi, địa ngục cũng đã được diễn giải lại theo cách hiện sinh. (Thuyết hiện sinh là 1 tư tưởng triết học cho rằng con người không chỉ đơn thuần là chủ thể tư duy, mà còn là chủ thể hành động, cảm nhận và sống, là trung tâm của vũ trụ) Ý tôi là mọi người nói rằng “bạn tự tạo ra địa ngục của mình trên đất”. Bạn đã nghe cụm từ đó chưa? 

Tất nhiên, nó gây ra hai điều. Trước hết, nó khiến địa ngục mang ý nghĩa là chết, vì vậy, nó không đem đến nỗi sợ ngoài cái chết. Điều đó cũng có nghĩa là Đức Chúa Trời không còn đưa ra quyết định, hay Chúa Jesus không còn quyết định để ai đó xuống địa ngục nữa, bạn tự làm điều đó cho chính mình. Vì vậy, nếu bạn đến đó, đó là quyết định của bạn, không phải của Ngài. Và một lần nữa, theo một cách rất tinh vi, tính chất căng thẳng đã được loại bỏ. 

Chà, đó là cách mà những người ngoại đang nói về địa ngục. Điều đáng ngạc nhiên là những người trong HT đã ngừng nói về nó. Và nó dường như đã biến mất. Và chúng ta sẽ thấy trong một ít phút nữa rằng, mặt nghiêm trọng của điều đó là nhiều người thuyết giáo, những người truyền bá Phúc âm không còn tin vào địa ngục nữa. 

2. Hội Thánh nói gì về địa ngục?

Mặc dù rõ ràng Chúa Giê-su đã nói về nó. Vì vậy, chúng ta có một chủ đề khá nghiêm trọng ở đây. Mọi người có ác cảm với học thuyết về địa ngục. Tôi không ngạc nhiên, đó là giáo lý gây vấp phạm và rối trí nhất trong đức tin Cơ đốc. 

Tôi ước tôi không cần phải đưa nó vào, nhưng tôi đang nói về những điều hoàn toàn chắc chắn trong tương lai. Và đây là một trong bốn điều mà chúng ta có thể hoàn toàn chắc chắn. Địa ngục là có thật. Nếu không, thì Chúa Giê-xu là một kẻ nói dối và tôi sẽ không dám nói điều đó.

2.1 Bản tính của Chúa và địa ngục

Các lập luận đã được sử dụng để chống lại địa ngục ngay cả trong HT. Bây giờ tôi đang nói về HT và các tín đồ. Các lập luận đang được sử dụng bởi các học giả và nhà thần học để lập luận chống lại sự tồn tại của địa ngục, và họ thường làm điều đó bằng cách lấy một thuộc tính của Chúa, làm cho nó trở thành toàn bộ bản tính của Chúa, và sau đó lập luận rằng địa ngục không thể cùng tồn tại với nó

Bạn đã nghe trước đó rằng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là tổng thể của tất cả các thuộc tính của Ngài, và rất nguy hiểm nếu lấy bất kỳ thuộc tính nào trong số đó và lấy nó làm nền tảng cho suy nghĩ của bạn. Hãy để tôi giải thích ý của tôi. 

Một số người lấy tình yêu của Đức Chúa Trời, là một trong những thuộc tính của Ngài, và họ biến nó thành toàn bộ bản tính của Chúa. Và do đó họ nói, làm sao Chúa của tình yêu lại có thể đưa bất cứ ai xuống địa ngục? Họ tranh luận rằng: “Nếu tôi yêu mọi người, tôi không thể làm điều đó với họ. Làm sao Đức Chúa Trời có thể yêu thương con người và làm điều đó với họ?” 

Hoặc một số người khác đã lập luận từ quyền năng của Đức Chúa Trời. Và họ nói: “Nếu Chúa toàn năng, thì Ngài không thể thất bại trong những gì Ngài đã quyết định. Vì vậy nếu Ngài quyết định cho mọi người lên thiên đàng thì Ngài có thể hoàn thành điều đó. Quyền năng của Ngài có thể làm điều đó. Và do đó, nếu bất cứ ai kết thúc trong địa ngục, thì Đức Chúa Trời đã thất bại, Ngài yếu đuối, và quyền năng của Ngài, Ngài không phải là toàn năng. Quyền năng của Ngài không đủ để cứu tất cả mọi người”. 

Rồi có những người lấy sự công bằng của Ngài và nói rằng: “Có phải là công bằng không khi trừng phạt con người cả cõi đời đời chỉ vì vài năm xấu xa hay tội lỗi của họ?Và vì vậy họ lấy sự công bằng của Đức Chúa Trời và lập luận từ đó để chống lại địa ngục

Thực chất tất cả những người này đang làm chính xác cùng một điều. Họ đang lấy 1 phần đặc tính của Đức Chúa Trời và biến nó thành toàn bộ. Nhưng mỗi thuộc tính của Ngài đều bổ trợ cho những thuộc tính khác, và tất cả chúng đều hòa trộn với nhau. Nói cách khác, Chúa không chỉ là tình yêu, Ngài là tình yêu thánh khiết. Điều đó tạo nên một sự khác biệt lớn. 

Sự thánh khiết của Ngài bổ trợ cho tình yêu Ngài. Và Ngài yêu thương chúng ta bao nhiêu, thì sự thánh khiết của Ngài càng không thể cho phép tội lỗi tiếp diễn mãi mãi. Vậy tình yêu của Ngài được bổ trợ bởi sự thánh khiết của Ngài. 

2.2 Địa ngục và thiên đàng, nhìn biết sự nhân từ và nghiêm khắc của Đức Chúa Trời

Quyền năng của Ngài được bổ trợ bởi tình yêu của Ngài. Ngài sẽ không ép buộc ai phải lên thiên đàng. Ngài không muốn những người có mặt trên thiên đàng mà không tự nguyện. Ngài muốn mọi người tự do lựa chọn để được ở trong gia đình Ngài, và điều đó bổ trợ cho quyền năng của Ngài. Ngài có thể khiến tất cả chúng ta trở nên tốt đẹp, nhưng Ngài đã chọn không, bởi vì Ngài muốn những đứa con chứ không phải là những con robot ở trong vinh quang Ngài. 

Vì vậy, tất cả những điều này là lập luận từ một phần của Chúa thay vì từ toàn bộ thuộc tính của Chúa. Và đó là một sai lầm mà nhiều Cơ đốc nhân mắc phải. 

Họ nhìn thấy 1 mặt đẹp đẽ và họ không thích mặt còn lại. Nhưng Tân Ước nói rằng: “Hãy nhìn biết sự nhân từ và nghiêm khắc của Đức Chúa Trời” (Roma 11:22), chúng thuộc về nhau. Và để có được cái nhìn bao quát về Đức Chúa Trời, bạn cần nhận biết toàn bộ mục đích của Đức Chúa Trời và toàn bộ sự thật.

Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy nó hữu ích cho mình và để người khác cũng được ích lợi nhé!

Đôi Nét Về Diễn Giả

J. David Pawson (1930-2020) là mục sư, tác giả và giáo sư Kinh thánh người Anh. Từng là mục sư hệ phái Giám Lý (Methodist), sau đó là mục sư của hội thánh Báp-tít có tên Gold Hill Baptist Church tại Buckinghamshire.

Hội thánh này đã trở thành một trong những hội thánh Báp-tít lớn nhất tại Anh. Cũng trong thời gian phục vụ tại đây, các đĩa thu âm bài giảng của ông, ban đầu chủ yếu dành cho các thành viên đau ốm hoặc lớn tuổi của hội thánh, đã nhanh chóng được biết đến tại nhiều nơi.

Từ năm 1979, David Pawson ngưng làm mục sư địa phương và tham gia vào mục vụ dạy Kinh thánh lưu động. Các hội thảo của ông chủ yếu dành cho các lãnh đạo hội thánh.

Hàng triệu bản sách và băng đĩa của ông đã được phát hành tại hơn 120 quốc gia. Ông là một tác giả và diễn giả giảng dạy rõ ràng, sốt sắng, luôn đề cao sự trung thành với Kinh Thánh.

⇒ Nội dung video được cho phép sử dụng bởi Sứ Điệp Tỉnh Thức

Bài viết liên quan:

Wami

Wami

WAMI là ứng dụng nội dung/bài giảng dành cho cộng đồng cơ đốc nhân người Việt trên toàn thế giới. Với Wami, bạn sẽ được tận hưởng lời Chúa mỗi ngày từ lúc bạn thức giấc cho đến lúc đi ngủ. Wami kết nối với những mục sư, hội thánh, mục vụ giúp bạn hiểu hơn về kinh thánh, lời của Chúa. Wami mong rằng, Wami sẽ đồng hành cùng bạn cho hành trình trở thành một Môn đệ thật của Chúa Giê-su. Tìm ra được lời kêu gọi của Chúa cho bạn, một người môn đệ thật là mong mỏi và ước ao của những người làm nên sản phẩm này.

WAMI
Logo