Dân của Đức Chúa Trời sẽ được minh oan vào ngày đó. Các Cơ đốc nhân đã phải chịu đựng như thế nào khi bị bắt bớ. Bạn có biết có bao nhiêu Cơ đốc nhân đã chết vì Chúa Giê-su vào năm ngoái.

Bạn Sẽ Được Phán Xét Như Thế Nào?
Bạn có biết bao nhiêu người tử đạo vào năm 1990 không? Nếu tôi nói 3000, bạn có ngạc nhiên không? Nếu tôi nói 30.000, bạn có nghĩ rằng tôi sắp mất trí không? Nếu tôi nói 300.000? Bạn sẽ nghĩ sao? Chà, tôi đã hơi phóng đại trong con số cuối cùng đó. Con số ước tính mà tôi đã thấy là 286.000 người đã chết vì Chúa Giêsu vào năm ngoái.
Và chưa có một năm nào trong hai thiên niên kỷ qua mà không có người chết bởi vì họ đã yêu mến Chúa. Và thế gian đã gạt bỏ họ, thế gian không xứng đáng. Nhưng đến ngày Phán xét, dân của Đức Chúa Trời sẽ được minh oan. Và tất cả những người phải chịu đựng vì Ngài sẽ được minh oan. Công lý sẽ được thực thi và được thực thi cách công khai, và được tất cả mọi người thừa nhận. Vì vậy, đó là lý do tại sao phải có ngày phán xét.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều này, có điều gì đó trong chúng ta không thích ý tưởng này. Hay nói một cách trung thực hơn, chúng ta thích ý tưởng về một ngày phán xét cho những người khác, miễn là tôi được miễn. Chúng ta đổ lỗi cho người khác, chúng ta bào chữa cho chính mình.
Chúng ta muốn thấy họ bị trừng phạt vì những việc chúng ta làm. Thật phi thường phải không, cách nhìn sai lầm của chúng ta ấy? Và tất nhiên khoa học đã cho chúng ta hai lời bào chữa chính đáng cho những gì chúng ta làm.
Nó cho chúng ta những lời bào chữa do di truyền và môi trường. Các dấu hiệu của sinh học nói rằng chúng ta là sản phẩm của gen của chúng ta. Tâm lý học và xã hội học có thể nói rằng đó là cách chúng ta được lớn lên. Nghe này, ngày nay mọi người có xu hướng nói rằng: “Tôi không phải tội nhân. Tôi là một nạn nhân. Tôi là một bệnh nhân, tôi cần được chữa lành, không phải là sự tha thứ”. Tôi đã ngồi trong nhiều phiên tòa và tôi thấy trong 1 giai đoạn nhất định, cách tốt nhất để khiến 1 người thú tội là nhờ đến một bác sĩ tâm lý để cầu xin rằng anh ta không phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, rằng anh ta là nạn nhân của cách mà anh ta đã bị đối xử.
Và tất nhiên anh ta có thể được điều trị hơn là bị trừng phạt. Và chúng tôi đã trải qua một giai đoạn mà nhiều thẩm phán đã rất ấn tượng với lời cầu xin đó. Với những người mà tôi đã cố gắng giúp đỡ trong tòa án, tôi nói với họ: “Hãy tự chịu trách nhiệm. Hãy là một người đàn ông”. Bạn thấy đấy, tất cả mọi người trong chúng ta đều là kết quả của những lựa chọn mà chúng ta đã thực hiện. Bạn có biết rằng mọi người trên 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm về khuôn mặt của mình?
Một số người có thể đủ khả năng để cười, nhưng những người khác thì không. Nếu bạn đã ngoài 40 tuổi và bạn không thích những gì bạn nhìn thấy trong gương mỗi sáng, thì bạn biết phải đổ lỗi cho ai rồi đấy. Dưới 40 tuổi, bạn có những đặc điểm bẩm sinh của mình. Nhưng trên 40 tuổi, khuôn mặt bạn thể hiện ra chính những bản tính đặc trưng của mình. Bạn chịu trách nhiệm cho những gì bạn đã trở thành.
Bạn Sẽ Chịu Trách Nhiệm Cho Hành Động Của Mình
Tôi nhớ một người đàn ông ở vành móng ngựa đã nói rằng: “Thưa quý tòa, tôi đã bị kẻ xấu lôi kéo”.
Tôi nhận thấy anh ta không nói rằng: “Tôi đã chọn nhầm bạn bè”. “Tôi đã bị kẻ xấu dẫn dụ, hoặc tôi đã bị kẻ xấu lôi kéo”, như thể điều đó sẽ có tác dụng. Nghe này, chúng ta biết rằng trèo cao thì ngã đau.
Để mà nói thì đó là yếu tố quyết định. Yếu tố thực sự trong việc hình thành tính cách của chúng ta là những lựa chọn chúng ta đã thực hiện, trong suốt cuộc đời. Bạn và tôi là kết quả của những lựa chọn đó.
Và ngày Phán xét sẽ tuyên bố trách nhiệm của chúng ta. Hãy để tôi nói 1 cách rõ ràng, bạn không phải lo sợ sẽ bị đổ lỗi cho điều gì đó mà bạn không chịu trách nhiệm. Chúa sẽ không bao giờ đổ lỗi cho bạn vì điều gì đó mà bạn không thể làm, không bao giờ. Đó không phải là điều khiến tôi lo lắng.
Điều khiến tôi lo lắng là những điều tôi lẽ ra có thể làm được. Đúng không? Vì vậy, bạn không có gì phải sợ hãi về một vụ xử oan vào ngày Phán xét, không có gì phải sợ. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ đổ lỗi cho bất cứ ai về điều gì đó mà họ không chịu trách nhiệm. Nhưng Ngài sẽ đổ lỗi cho những điều mà chúng ta phải chịu trách nhiệm. Và lát nữa chúng ta sẽ thấy, những điều chúng ta đã không làm, chứ không chỉ những điều chúng ta đã làm.
Một đứa trẻ nói với cô giáo ở trường: “Thưa cô, cô sẽ không trừng phạt con vì điều con chưa làm phải không” Cô giáo nói: “Không, tất nhiên là không”. “Chà, con chưa làm bài tập về nhà”, đứa trẻ nói, vẽ đường cho hươu chạy. Có tội “biết mà không làm” và tội “không được làm”. Chúng ta có lời cầu nguyện Anh giáo như là: “Những điều chúng con đã làm mà đáng lẽ không nên làm, và những điều chúng con chưa làm mà đáng lẽ chúng con phải làm”.
Sự sợ hãi thực sự không dành cho những người nói rằng: “Tôi không thực sự xấu xa”, nhưng đối với những người nói: “Tôi biết tôi thực sự là gì”. Và khi bạn càng lớn tuổi, nỗi sợ hãi đó càng lớn. Vì càng lớn tuổi, bạn càng hiểu rõ bản thân mình hơn, bạn càng nhận ra mình thực sự thích gì.
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy nó hữu ích cho mình và để người khác cũng được ích lợi nhé!
Đôi Nét Về Diễn Giả
J. David Pawson (1930-2020) là mục sư, tác giả và giáo sư Kinh thánh người Anh. Từng là mục sư hệ phái Giám Lý (Methodist), sau đó là mục sư của hội thánh Báp-tít có tên Gold Hill Baptist Church tại Buckinghamshire.
Hội thánh này đã trở thành một trong những hội thánh Báp-tít lớn nhất tại Anh. Cũng trong thời gian phục vụ tại đây, các đĩa thu âm bài giảng của ông, ban đầu chủ yếu dành cho các thành viên đau ốm hoặc lớn tuổi của hội thánh, đã nhanh chóng được biết đến tại nhiều nơi.
Từ năm 1979, David Pawson ngưng làm mục sư địa phương và tham gia vào mục vụ dạy Kinh thánh lưu động. Các hội thảo của ông chủ yếu dành cho các lãnh đạo hội thánh.
Hàng triệu bản sách và băng đĩa của ông đã được phát hành tại hơn 120 quốc gia. Ông là một tác giả và diễn giả giảng dạy rõ ràng, sốt sắng, luôn đề cao sự trung thành với Kinh Thánh.
⇒ Nội dung video được cho phép sử dụng bởi Sứ Điệp Tỉnh Thức
Bài viết liên quan:
- Chiến tranh ở Ukraine có phải là dấu hiệu của Thời kỳ kết thúc?
- Chúng ta có đang sống trong Thời Kỳ Cuối Cùng không?
- Điều Gì Sẽ Xảy Ra Trên Trái Đất Sau Khi Chúa Tái Lâm?
- Kinh thánh nói gì về sự phán xét của Đức Chúa Trời?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Tương Lai Của Bạn
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Ngài sẽ trở lại ở đâu?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Khi Nào Ngài Sẽ Đến P1?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Khi Nào Ngài Sẽ Đến P2?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Tại Sao Ngài Trở Lại P1?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Hy Vọng
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Có Làm Bạn Thay Đổi Lối Sống?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Những Sự Thật Sau Cùng – Ngày Phán Xét