Ngày phán xét – ngày của sự tức giận, ngày thịnh nộ của Chúa

Về cơ bản, bạn thấy chúng ta là những sinh vật tự cho mình là trung tâm. Và mối quan tâm đầu tiên của chúng ta thường là cảm xúc của chính mình. Mối quan tâm thứ hai của chúng ta sau đó là cảm xúc của người khác. Và mối quan tâm cuối cùng trong tất cả, là cảm xúc của Chúa. Có nhiều người không hề biết rằng Đức Chúa Trời cũng có cảm xúc. Và Kinh thánh chứa đầy cảm xúc của Đức Chúa Trời. Tôi hy vọng bạn có một cuốn Kinh thánh phân biệt thơ và văn xuôi. 

Nhày phán xét-Ngày của sự thạnh nộ

Cảm Xúc Của Chúa

Trong kinh Thánh, văn xuôi được trình bày như một chuyên mục báo, giống như một mục báo với 2 cột hai bên. Nhưng thơ, các từ được in ở những dòng ngắn hơn và có khoảng trống ở giữa. Bạn biết sự khác biệt là gì không? 

Tôi hy vọng bạn có một cuốn Kinh thánh như vậy, bởi vì có một lý do rất quan trọng tại sao đôi khi Chúa nói với chúng ta bằng văn xuôi và đôi khi bằng thơ. Khi Ngài nói bằng văn xuôi, Ngài đang truyền những suy nghĩ từ tâm trí Ngài sang tâm trí bạn. Nhưng khi Ngài truyền đạt cảm xúc từ tấm lòng Ngài đến tấm lòng bạn, Ngài sử dụng thơ. 

Chà, chúng ta cũng vậy khi yêu, chúng ta làm thơ. Bởi vì chúng ta muốn bày tỏ cảm xúc hơn là suy nghĩ, và Kinh thánh chứa đầy cảm xúc của Đức Chúa Trời. Chúng ta cùng tìm hiểu những điều khiến Ngài buồn, những điều khiến Ngài vui, những điều khiến Ngài cảm thấy ghê tởm, những điều khiến Ngài tức giận. 

Ngày Phán xét có liên quan rất nhiều đến sự giận dữ của Đức Chúa Trời. Có hai từ chỉ sự tức giận trong Tân Ước. Một từ dành cho cơn tức giận sôi sục từ từ, nó đi vào trong và không phát ra ngoài. Nó đi vào và nó đi sâu, và nó kéo dài. 

Và từ còn lại là để chỉ cơn tức giận nóng nảy bùng phát nhanh chóng, và thường kết thúc khá sớm. Những ai có vấn đề là cơn giận sôi sục từ từ bên trong thì hãy giơ tay lên? Mọi người thậm chí không biết bạn đang tức giận, nhưng thực tế là có. Và có bao nhiêu người có cơn giận nhanh chóng? Và bao nhiêu người có cả 2? Và có bao nhiêu người không thích giơ tay trong các buổi nhóm? Một à? 

Vậy bạn nghĩ sự tức giận của Đức Chúa Trời là gì, chậm hay nhanh? Vâng, câu trả lời là cả hai. Tôi sẽ sử dụng một hình ảnh minh họa mà các quý cô sẽ hiểu này, bạn đã bao giờ đặt chảo sữa lên bếp chưa? Và sau đó bị xao lãng bởi khách đến thăm nhà hoặc ai đó khác. Và đột nhiên mọi thứ sôi bùng lên. Nếu bạn ở lại và theo dõi nó, điều đó đã không xảy ra, phải không? Bởi vì khi thấy nó bắt đầu sủi bọt thì bạn phải nhanh chóng tắt lửa trước khi nó trào ra ngoài. 

Nhưng khi bạn không chú ý, thì nồi sữa đó dường như sôi lên quá nhanh, cho đến khi nó trào hết ra ngoài và bạn phải lau dọn nó. Cơn giận của Chúa vào lúc này đang âm ỉ. Đó là lý do tại sao nhiều người không nhận thấy điều đó. Nó ở đó và tất cả các triệu chứng ở đó, cơn giận của Chúa ở trên chúng ta. 

Nếu bạn đọc sách Rô-ma, bạn sẽ tìm thấy mô tả về những điều xảy ra trong xã hội khiến Đức Chúa Trời tức giận, sự tức giận âm ỉ. Nó không thể hiện quá nhiều trong những thảm họa lớn, nhưng nó được thể hiện trong những điều khác. Nó đặc biệt cho thấy rằng con người đang phát triển cảm giác thèm muốn không kiểm soát được. Thức ăn và tình dục trở thành nỗi ám ảnh. Khi Đức Chúa Trời tức giận với xã hội, con người không chỉ phát triển cảm giác thèm muốn mất kiểm soát, nhưng còn là những mối quan hệ trái tự nhiên, và đặc biệt là quan hệ đồng giới. 

Sự Tức Giận, Ngày Thạnh Nộ Của Chúa

Tất cả đều có trong Rô-ma chương 1. Và đó là những gì xảy ra với cơ thể của họ khi Chúa tức giận với xã hội. Những gì xảy ra với tâm trí của họ là tâm trí phát triển hành vi chống đối xã hội. 

Và có một danh sách trong Rô-ma chương 1, một danh sách có thể được lấy ra từ bất kỳ tài liệu nào của cảnh sát, về thái độ chống đối xã hội. Nổi dậy chống lại chính quyền, không vâng lời cha mẹ. Có cả một danh sách dài những thái độ nổi loạn, và vô hình chung dẫn đến một xã hội bạo lực, một thái độ vô pháp luật. 

Bây giờ, nếu đây là những triệu chứng của cơn giận dữ âm ỉ của Chúa, thì một người sẽ phải thật can đảm nếu tuyên bố rằng Chúa không giận nước Anh ngày nay. Các dấu hiệu ở đó cho những người quan sát. Nhưng hầu hết mọi người thậm chí không nghĩ rằng Chúa có cảm xúc, do đó họ không nhận thấy sự tức giận âm ỉ này. Nhưng khái niệm trong Tân Ước về Ngày Phán xét là ngày mà cơn giận của Đức Chúa Trời bùng lên. 

Nó được gọi là ngày của sự tức giận hoặc ngày thịnh nộ. Đó là ngày mà cơn giận dữ của Ngài cuối cùng cũng bùng nổ. Điều đó cho mọi người biết Ngài đang tức giận, cho dù họ có nhận thấy nó sớm hơn hay không. Vậy đó là một cái nhìn thú vị về Ngày Phán xét, ngày mà cơn giận của Chúa được bày tỏ. 

Và chúng ta thậm chí còn được cho biết rằng vào ngày đó, mọi người sẽ kêu lên với những ngọn núi: “Hãy sa xuống trên chúng tôi, còn hơn là đối diện với nét mặt của Đức Chúa Trời và con Ngài là Chúa Giê-xu. Hãy cứu chúng tôi, rơi xuống trên chúng tôi, để chúng tôi không thấy cơn giận của Chiên Con và của Đức Chúa Trời”.

Trước đó tôi đã nói với bạn về động đất. Bạn có thể tưởng tượng một tình huống mà mọi người thà bị nghiền nát trong một trận động đất, hơn là phải đối mặt với cơn giận của 2 Đấng ấy, Cha và Con. Đó là một mô tả nghiêm túc.

Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy nó hữu ích cho mình và để người khác cũng được ích lợi nhé!

Đôi Nét Về Diễn Giả

J. David Pawson (1930-2020) là mục sư, tác giả và giáo sư Kinh thánh người Anh. Từng là mục sư hệ phái Giám Lý (Methodist), sau đó là mục sư của hội thánh Báp-tít có tên Gold Hill Baptist Church tại Buckinghamshire.

Hội thánh này đã trở thành một trong những hội thánh Báp-tít lớn nhất tại Anh. Cũng trong thời gian phục vụ tại đây, các đĩa thu âm bài giảng của ông, ban đầu chủ yếu dành cho các thành viên đau ốm hoặc lớn tuổi của hội thánh, đã nhanh chóng được biết đến tại nhiều nơi.

Từ năm 1979, David Pawson ngưng làm mục sư địa phương và tham gia vào mục vụ dạy Kinh thánh lưu động. Các hội thảo của ông chủ yếu dành cho các lãnh đạo hội thánh.

Hàng triệu bản sách và băng đĩa của ông đã được phát hành tại hơn 120 quốc gia. Ông là một tác giả và diễn giả giảng dạy rõ ràng, sốt sắng, luôn đề cao sự trung thành với Kinh Thánh.

⇒ Nội dung video được cho phép sử dụng bởi Sứ Điệp Tỉnh Thức

Bài viết liên quan:

Wami

Wami

WAMI là ứng dụng nội dung/bài giảng dành cho cộng đồng cơ đốc nhân người Việt trên toàn thế giới. Với Wami, bạn sẽ được tận hưởng lời Chúa mỗi ngày từ lúc bạn thức giấc cho đến lúc đi ngủ. Wami kết nối với những mục sư, hội thánh, mục vụ giúp bạn hiểu hơn về kinh thánh, lời của Chúa. Wami mong rằng, Wami sẽ đồng hành cùng bạn cho hành trình trở thành một Môn đệ thật của Chúa Giê-su. Tìm ra được lời kêu gọi của Chúa cho bạn, một người môn đệ thật là mong mỏi và ước ao của những người làm nên sản phẩm này.

WAMI
Logo