Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Hy Vọng

Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ - Hy Vọng P3?

Biết những dấu hiệu về ngày Chúa trở lại có tạo nên khác biệt gì đối với cách chúng ta sống không? Từ thứ hai đến thứ sáu hoặc đến hết tuần? Nó thực sự tạo ra những sự khác biệt nào? 

Hy vọng là một chiều kích quan trọng của cuộc sống con người. Chúng ta không thể sống thiếu nó. Hy vọng tuôn chảy mãi mãi trong lồng ngực con người. Chúng ta phải có một điều gì đó trong tương lai để mong đợi. Và qua mọi thời đại, con người đã mong chờ một thời kỳ hoàng kim sắp tới, một thời đại không tưởng, một thời đại mới sắp đến. Và nó có nhiều dạng khác nhau. 

Cơ đốc nhân tin vào thời đại mới, thời đại của Chúa Jesus, chứ không phải là 1 kiểu của đa nguyên tôn giáo. Hy vọng chính là thứ sẽ giúp bạn đương đầu với thực tại. Hy vọng của bạn về những gì ở phía trước chính là điều giúp bạn có thể sống với những áp lực và thất vọng của ngày hôm nay. Và một người không có hy vọng sẽ muốn kết thúc cuộc sống. 

Hy vọng là hoàn toàn cần thiết. Đức tin và tình yêu cần hy vọng để tiếp tục tiến bước. Và hy vọng của chúng ta về tương lai là điều khích lệ chúng ta mỗi ngày. 

Tội nhân có xu hướng sống trong quá khứ. Họ sống trong những thói quen quá khứ của họ, họ không thể phá vỡ chúng. Tội nhân thường sống trong hoài niệm, nhưng hoài niệm là quá khứ, còn chúng ta đang mong ngóng một điều gì phía trước. Nhìn về phía trước thì tốt hơn nhìn lại nhiều. 

Bạn cảm thấy mệt mỏi khi mọi người cứ nói về những ngày tốt đẹp xưa cũ, phải không? “Khi tôi còn bé…” Tôi cũng đã từng nói như vậy, nhưng bạn thấy đấy, tôi đang hướng về phía trước. Đối với Cơ đốc nhân, điều tốt nhất vẫn chưa tới. Và hy vọng tạo nên 1 ảnh hưởng sâu sắc. 

Hãy để tôi thử minh họa nó nhé. Giả sử bạn chuyển đến một ngôi nhà ở Ashford, ngay bên ngoài Ashford có đường cao tốc mới từ đường hầm eo biển đi ngay qua ngôi nhà của bạn, và ngôi nhà của bạn sẽ bị phá bỏ sau hai năm nữa. Bạn sẽ được bồi thường, nhưng bạn chỉ vừa mới mua nó. Bạn có dành hết ngày này qua ngày khác để xây lại nhà bếp không? Trang bị lại phòng tắm? 

Bạn có biến nó thành ngôi nhà lý tưởng hoàn hảo của bạn khi bạn biết nó sẽ bị phá bỏ sau hai năm không? Tất nhiên, bạn sẽ không làm vậy. Bây giờ, theo cùng một cách, Tân Ước nói rằng: “Vì mọi vật đó phải tiêu tán, thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào” (2 Phi 3:11)

Nói cách khác, chúng ta không thuộc về nơi đây, chúng ta chỉ là khách lữ hành. Và hy vọng của chúng ta về một trời mới và đất mới và 1 cơ ngơi ở đó làm thay đổi những ý tưởng về cuộc sống của chúng ta ở đây. 

Bạn không bị nhốt trong ngôi nhà của bạn ở đây đâu, vì bạn không ở đây mãi mãi. Bạn chỉ ở đây trong một thời gian ngắn. Abraham ở tuổi 80 đã bỏ lại một ngôi nhà bằng gạch hai tầng với hệ thống sưởi trung tâm và nước máy trong các phòng ngủ. Tôi biết điều này, các nhà khảo cổ học đã tìm ra đó là tiêu chuẩn sống ở U-rơ của người Canh-đê, và Áp-ra-ham đã bỏ ngôi nhà đó và sống trong một căn lều suốt phần còn lại của cuộc đời mình, ở độ tuổi 80. 

Ông khá vui mừng vì ông đang mong đợi một thành phố mà người xây dựng và người tạo ra nó là Chúa, nó tạo nên 1 khác biệt lớn. Cuộc sống ở đây không quan trọng cho lắm. Mặt khác, giả sử Bảo tàng Anh liên hệ với bạn và hỏi bạn: “Bạn có bất kỳ món đồ thủ công hoặc sở thích nào không?”. Và bạn nói: “Có, tôi làm đồ gỗ, về ván lạng, hoặc thảm trang trí hoặc may vá”. Và 

Bảo tàng Anh nói: “Chúng tôi muốn có một mẫu vật về nghề thủ công nghiệp của Anh để bảo tồn cho tương lai, và chúng tôi sẽ đưa nó vào bảo tàng mãi mãi để mọi người luôn có thể nhìn thấy những thứ mà chúng ta đã làm”. Vậy giờ, bạn sẽ quan tâm đến việc đó như thế nào? Nó sẽ là món đồ tuyệt vời nhất mà bạn từng làm. Biết rằng nó sẽ được trưng bày cho đến khi thế giới này còn tồn tại, bạn sẽ làm nó một cách thực sự cẩn thận. 

Cách bạn suy nghĩ về tương lai sẽ thay đổi bạn như thế nào hôm nay. Nếu ngôi nhà của bạn sắp bị phá bỏ, điều đó sẽ thay đổi thái độ của bạn đối với ngôi nhà. Bạn không quan tâm nhiều đến ống cống bị rò rỉ hay gì đó nữa. Chà, rốt cuộc thì, tại sao phải bận tâm? Nó sẽ bị phá hủy thôi. Nhưng mặt khác, nếu bạn biết bạn đang làm một việc gì đó sẽ tồn tại trong một thời gian rất dài và được nhiều người khác nhìn thấy, bạn sẽ quan tâm nhiều hơn đến nó. Tôi đang cố gắng để bạn nhận ra rằng cách chúng ta nghĩ về tương lai sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta hành xử trong hiện tại. 

Đôi Nét Về Diễn Giả

J. David Pawson (1930-2020) là mục sư, tác giả và giáo sư Kinh thánh người Anh. Từng là mục sư hệ phái Giám Lý (Methodist), sau đó là mục sư của hội thánh Báp-tít có tên Gold Hill Baptist Church tại Buckinghamshire.

Hội thánh này đã trở thành một trong những hội thánh Báp-tít lớn nhất tại Anh. Cũng trong thời gian phục vụ tại đây, các đĩa thu âm bài giảng của ông, ban đầu chủ yếu dành cho các thành viên đau ốm hoặc lớn tuổi của hội thánh, đã nhanh chóng được biết đến tại nhiều nơi.

Từ năm 1979, David Pawson ngưng làm mục sư địa phương và tham gia vào mục vụ dạy Kinh thánh lưu động. Các hội thảo của ông chủ yếu dành cho các lãnh đạo hội thánh.

Hàng triệu bản sách và băng đĩa của ông đã được phát hành tại hơn 120 quốc gia. Ông là một tác giả và diễn giả giảng dạy rõ ràng, sốt sắng, luôn đề cao sự trung thành với Kinh Thánh.

⇒ Nội dung video được cho phép sử dụng bởi Sứ Điệp Tỉnh Thức

Bài viết liên quan:

Wami

Wami

WAMI là ứng dụng nội dung/bài giảng dành cho cộng đồng cơ đốc nhân người Việt trên toàn thế giới. Với Wami, bạn sẽ được tận hưởng lời Chúa mỗi ngày từ lúc bạn thức giấc cho đến lúc đi ngủ. Wami kết nối với những mục sư, hội thánh, mục vụ giúp bạn hiểu hơn về kinh thánh, lời của Chúa. Wami mong rằng, Wami sẽ đồng hành cùng bạn cho hành trình trở thành một Môn đệ thật của Chúa Giê-su. Tìm ra được lời kêu gọi của Chúa cho bạn, một người môn đệ thật là mong mỏi và ước ao của những người làm nên sản phẩm này.

WAMI
Logo