
Chúng ta đã cùng nói về tương lai, không phải tương lai trước mắt mà là tương lai sau cùng. Và 4 dấu hiệu nói đến về sự báo trước ngày Chúa trở lại là những sự kiện chắc chắn của tương lai sau cùng. CDN thường gọi những điều này là sự cuối cùng, và nó đề cập đến sự trở lại của Đấng Christ, ngày phán xét, địa ngục, và thiên đàng.
Chúng ta sẽ xem xét 1 số chủ đề rất nghiêm trọng. Đúng vậy. Có quá nhiều CDN ngày nay chỉ muốn liếm phần kem phủ trên bánh, hay là phần mứt trên bánh kẹp thôi. Họ không muốn nghe phần nghiêm trọng của KT. Nhưng giờ chúng ta sẽ đến với Ngày Phán Xét.
Hai Cuộc Hẹn Bạn Mà Bạn Không Trước Ngày Và Giờ
Gần đây, vợ tôi và tôi đã ở Zurich, và chúng tôi có ghé thăm nhà thờ Zurich. Và ngay phía trên cửa tây có 1 bức phù điêu nổi bật, mà gần đây đã được hoàn thành. Đó là 1 bức phù điêu về Ngày Phán Xét. Nó mô tả rất nhiều người được đặt ở bên phải, màu trắng, và nhiều người bị ném vào lửa địa ngục ở bên trái.
Bức ảnh được đặt trên cửa phía tây, để bất cứ khi nào đến dự lễ, bạn sẽ được nhắc nhở về Ngày Phán Xét khi bạn bước vào. Thật tốt khi nghĩ về điều này. Tôi đã nói với các bạn trong bài trước đó rằng sự trở lại của Đấng Christ là 1 dự báo xuất hiện thường xuyên nhất trong KT, nhưng sự kiện xuất hiện nhiều thứ 2 là Ngày Phán Xét.
Giờ tôi chỉ cần đọc 3 đoạn KT thôi là cũng đủ rồi. Một lần nữa, Phao-lô, khi ông ở A-rê-ô-pa tại thành A-then, đã nói: “Vì Ngài đã ấn định một ngày mà Ngài sẽ lấy sự công chính phán xét thế gian bởi Người Ngài đã lập” (Công 17:31). Rồi chúng ta có 1 dự đoán khác nữa của Phao-lô, trong 2 Cô-rinh-tô chương 5 (c.10), Phao-lô nói: “Vì tất cả chúng ta đều phải trình diện trước tòa án Đấng Christ để mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hoặc ác mình đã làm lúc còn trong thân xác”, và trong thân xác nghĩa là trong đời này.
Và đây là 1 câu nữa từ Hê-bơ-rơ chương 9 (c.27), 1 câu rất quen thuộc thường được các nhà thuyết giáo trích dẫn: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều có 2 cuộc hẹn, cả 2 cuộc hẹn này chúng ta đều không thể ghi vào nhật ký được, bởi vì chúng ta không biết ngày của nó.
Một là ngày chúng ta chết, và cái còn lại là ngày phán xét của chúng ta. Nó sẽ không phải cùng 1 ngày. Thực tế, với mỗi cá nhân, ngày chúng ta chết sẽ là khác nhau, và đó là ngày sẽ được ghi lên bia mộ của chúng ta, nếu có. Nhưng ngày phán xét sẽ là cùng 1 ngày cho tất cả mọi người.
Vậy mỗi người chúng ta đều có 2 cuộc hẹn này. Và 1 người khôn ngoan sẽ nghĩ về cả 2 ngày này. Nếu bạn chỉ nghĩ về 1 ngày, ngày bạn chết, thì nhiều khả năng nó sẽ khiến bạn phạm tội. Nếu bạn nghĩ về cả 2, thì nhiều khả năng nó sẽ khiến bạn không phạm tội. Nếu bạn chỉ nghĩ về ngày bạn chết, thì hãy ăn, uống, hưởng thụ đi vì ngày mai chúng ta sẽ chết. Hãy tận hưởng mọi lạc thú mình có thể, vắt kiệt sự sống này trong khi chúng ta có thể.
Nhưng nếu bạn nhớ rằng sau sự chết là cuộc hẹn thứ 2 đó, và bạn phải chịu trách nhiệm về cách bạn đã sống ở đây, thì điều đó sẽ có tác động hoàn toàn ngược lại đến cách bạn sống. Nó không chỉ là đếm số các ngày của chúng ta, nhưng điều quan trọng là sắp đặt chất lượng các ngày của chúng ta.
Nhìn chung, tôi thấy rằng mọi người không còn sợ chết, họ sợ hãi hơn về quá trình chết, đặc biệt là nếu nó kéo dài hoặc đau đớn. Nhưng chính cái chết thì tôi gặp rất ít người sợ nó. Chỉ
là họ cực kỳ không thích nó, tìm cách trì hoãn nó càng lâu càng tốt, không nói về nó. Nhưng tôi không gặp nhiều người sợ chết, bởi vì hầu hết mọi người ngày nay đã không còn tin vào cuộc hẹn thứ hai sau đó. Cuộc hẹn thứ hai mới là thứ mang đến cho chúng ta nỗi sợ hãi của cuộc hẹn đầu tiên.
Bởi vì cuộc hẹn đầu tiên là kết thúc của một cơ hội để sẵn sàng cho cuộc hẹn thứ 2. Việc chúng ta không biết ngày tháng thì không có nghĩa 2 cuộc hẹn đó là không chắc chắn. Và chúng ta cần nhớ cả hai, như tôi đã nói. Nhưng chúng ta lại cố gắng quên đi cả hai. Tại sao? Bởi vì cả hai đều đáng lo ngại sâu sắc. Cả 2 đều không khiến chúng ta thấy thoải mái, khi nghĩ về ngày chúng ta chết hoặc ngày chúng ta sẽ bị phán xét.
Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ về nó, trong sâu thẳm, tất cả chúng ta đều tin rằng một ngày phán xét là hoàn toàn cần thiết, và nó là chính đáng. Có một phần trong chúng ta nói rằng phải có sự phán xét.
Tại Sao có Ngày Phán Xét?
Và có hai điều dẫn chúng ta đến cảm giác đó.
Một là sự bất công của cuộc đời.
Theo cảm nhận thực sự của mỗi người thì không một ai có thể nói rằng cuộc sống là công bằng hoặc đúng đắn. Một trong những điều đầu tiên mà trẻ con học cách nói là: “Thật bất công!” và khuôn mặt chúng nhăn nhó khi nói điều đó.
Và đôi khi chúng ta trải qua cuộc sống với kinh nghiệm này. Tôi được mời đến thăm một người đàn ông đang nằm viện và muốn gặp một linh mục. Và thứ gần nhất họ có thể tìm được là một mục sư Baptist.
Vì vậy, tôi đã đi và nói: “Ông muốn gặp một linh mục về điều gì?”
Ông ấy nói: “Tại sao Chúa lại làm điều này với tôi?”
Tôi nói: “Ý ông là gì? Chúa đã làm gì với ông?”
Ông ấy nói: “Tôi đang ở bệnh viện đây này? Tôi đã làm gì để ra nông nỗi này?”
Tôi nói: “Ông chưa bao giờ nhập viện trước đây sao?”
Ông ấy nói rằng: “Chưa bao giờ! Tôi đã sống tốt và ngay thẳng”.
Tôi nói: “Vậy ông bao nhiêu tuổi rồi?”
Ông ấy nói: “96”.
“Vậy mà ông chưa bao giờ vào bệnh viện trước đây sao?”
“Chưa bao giờ! Tại sao Chúa lại cho phép điều này?”
Tôi nói: “Ông có khả năng ở đây bao lâu?”
Ông ấy nói: “10 ngày”.
Và ông ấy ở đây, ông già thân yêu này được vây quanh bởi những cô gái xinh đẹp sẵn sàng phục vụ và chăm sóc. Nhiều người đàn ông sẽ giơ tay ngay lập tức để được như vậy.
Ông ấy nói: “Tại sao Chúa lại làm điều này với tôi? Thật không công bằng, thật không công bằng”.
Cuộc sống không công bằng, và không có lý do hợp lý nào tại sao một số người phải đau khổ quá nhiều và những người khác lại chịu đựng quá ít. Đa-vít đã gặp vấn đề này. Ông đã viết một Thi thiên về điều này, Thi thiên 73.
Ông nói: “Tại sao kẻ ác lại thịnh vượng? Tại sao những người xấu chết trong một tuổi già hạnh phúc, một cách yên bình trên giường?”
Và ông nói: “Trong khi tôi đã cố gắng sống 1 cuộc sống trong sạch, vậy mà tôi đau khổ suốt ngày”.
Ông nói rằng cuộc sống hoàn toàn bất công. Và có vẻ là như vậy. Trong thế giới này, dường như những người vô tội là người bị đánh hoặc bị xe đâm, và những kẻ phạm tội thì thường không bị phát hiện. Vậy nên sự bất công của cuộc sống đòi hỏi rằng một ngày nào đó mọi thứ sẽ đúng đắn, những kẻ xấu xa không thoát khỏi nó. Và câu trả lời của Kinh Thánh là sẽ có lúc sự bất công được giải quyết, và không ai sẽ thoát khỏi bất cứ điều gì.
Và sâu thẳm trong chúng ta, chúng ta đồng ý rằng điều đó nên xảy ra. Sự bất công của cuộc sống đòi hỏi điều đó. Tôi đã đến Palermo ở Sicily gần đây, đó là thành phố có 200 vụ giết người mỗi năm. Và trong khi tôi ở đó, 41 thủ lĩnh mafia đã bị bắt và đưa ra xét xử, bồi thẩm đoàn đã kết luận họ có tội, và thẩm phán đã tuyên trắng án cho tất cả bọn họ.
Bạn có thể tưởng tượng những cảm xúc ở thành phố đó khi điều này xảy ra không? Người ta nói: “Công lý ở đâu? Công lý ở đâu?” Và chính bản thân họ trở nên hoài nghi và vô pháp, bởi vì công chính không được xem trọng. Đó là cảm giác của rất nhiều người. Đó là lý do đầu tiên cần phải có một ngày phán xét, ở đó điều sai sẽ bị xử lý, và điều đúng sẽ được bênh vực.
Nhưng có một lý do khác khiến phải có ngày phán xét, và đó là sự công bằng của Chúa.
Không phải chỉ có sự bất công của cuộc sống mới đòi hỏi điều đó, nhưng sự công bằng của Đức Chúa Trời đòi hỏi điều đó. Bạn có thể thấy dường như Chúa đã cho phép quá nhiều sai lầm được thực hiện. Ngài cho phép chúng ta làm quá nhiều điều sai trái với người khác. Ngài đã cho phép nó và dường như đã nhắm mắt làm ngơ trước nó, nhưng Ngài không hề, Ngài lưu ý từng điều nhỏ nhặt.
Bạn thấy đấy, nếu Đức Chúa Trời không bao giờ trừng phạt sự gian ác, thì Ngài không phải là một Đức Chúa Trời tốt. Đó là lý do tại sao phải có ngày phán xét, bởi vì Ngài là một Đức Chúa Trời tốt. Và nếu Ngài nhắm mắt làm ngơ mãi mãi, trước những việc đang xảy ra, thì chúng ta không bao giờ có thể gọi Ngài là tốt.
Ngài cũng là vua của vũ trụ, và một phần chức năng của một vị vua cổ đại là phán xét, tòa phúc thẩm cuối cùng. Cho đến ngày nay, tất cả công lý của chúng ta trên đất nước này đều được thực hiện nhân danh Nữ hoàng Anh. Một chức năng của hoàng gia là Tòa phúc thẩm cuối cùng của công lý. Và Chúa là vua, Ngài là Tòa phúc thẩm cuối cùng, Ngài cũng chính là thẩm phán.
Đúng, Ngài là Cha, nhưng Ngài cũng là Vua và Đấng phán xét, và công lý của Ngài đòi hỏi ngày phán xét đó. Kinh thánh nói: “Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu, vì ai gieo giống gì sẽ gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7) Sẽ có 1 ngày mùa gặt, một ngày tính sổ, khi các hóa đơn sẽ được thanh toán.
Chúa có thể không phán xét chúng ta vào thứ sáu hàng tuần. Trên thực tế, tôi đã nói với 1 doanh nhân rằng: “Tại sao anh không kính sợ Đức Chúa Trời?” Và anh ấy nói: “Bởi vì Chúa không ép tôi khó như những chủ nợ khác của tôi”. Đó ít nhất là một câu trả lời trung thực. Không, Chúa không ép chúng ta, nhưng một ngày nào đó anh ta sẽ đối mặt với điều đó, sự công bằng của Đức Chúa Trời đòi hỏi điều đó. Đây là một vũ trụ đạo đức.
Nhưng tại sao lại là một ngày phán xét, mà tất cả mọi người đều được xét xử cùng nhau? Tại sao Ngài không phán xét chúng ta ở thời điểm của cái chết, và quyết định vào lúc chúng ta chết, xem chúng ta được lên thiên đường hay xuống địa ngục? Tại sao Ngài không làm điều đó? Tại sao tất cả chúng ta phải chờ đợi?
Ngay cả sau khi chúng ta chết, đợi cho đến ngày đó? Và câu trả lời thực sự khá đơn giản. Nếu công lý được thực thi, thì công lý phải được chứng kiến khi được thực thi. Đó là bản chất của công lý, nó không có gì phải che giấu, sự bất công mới phải che giấu. Và do đó công lý phải được nhìn thấy khi được thực thi, nó phải được công khai.
Đó là lý do tại sao ở mỗi tòa án ở vùng đất này đều có một băng ghế dành cho báo chí. Nói cách khác, sự công chính phải được nhìn thấy khi nó được bênh vực. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã ấn định một ngày phán xét, một ngày phán xét công khai, khi sự công bình của Ngài sẽ được thực hiện, và không ai có thể chỉ trích Đức Chúa Trời là không công bằng nữa.
Đôi Nét Về Diễn Giả
J. David Pawson (1930-2020) là mục sư, tác giả và giáo sư Kinh thánh người Anh. Từng là mục sư hệ phái Giám Lý (Methodist), sau đó là mục sư của hội thánh Báp-tít có tên Gold Hill Baptist Church tại Buckinghamshire.
Hội thánh này đã trở thành một trong những hội thánh Báp-tít lớn nhất tại Anh. Cũng trong thời gian phục vụ tại đây, các đĩa thu âm bài giảng của ông, ban đầu chủ yếu dành cho các thành viên đau ốm hoặc lớn tuổi của hội thánh, đã nhanh chóng được biết đến tại nhiều nơi.
Từ năm 1979, David Pawson ngưng làm mục sư địa phương và tham gia vào mục vụ dạy Kinh thánh lưu động. Các hội thảo của ông chủ yếu dành cho các lãnh đạo hội thánh.
Hàng triệu bản sách và băng đĩa của ông đã được phát hành tại hơn 120 quốc gia. Ông là một tác giả và diễn giả giảng dạy rõ ràng, sốt sắng, luôn đề cao sự trung thành với Kinh Thánh.
⇒ Nội dung video được cho phép sử dụng bởi Sứ Điệp Tỉnh Thức
Bài viết liên quan:
- Chiến tranh ở Ukraine có phải là dấu hiệu của Thời kỳ kết thúc?
- Chúng ta có đang sống trong Thời Kỳ Cuối Cùng không?
- Điều Gì Sẽ Xảy Ra Trên Trái Đất Sau Khi Chúa Tái Lâm?
- Kinh thánh nói gì về sự phán xét của Đức Chúa Trời?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Tương Lai Của Bạn
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Ngài sẽ trở lại ở đâu?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Khi Nào Ngài Sẽ Đến P1?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Khi Nào Ngài Sẽ Đến P2?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Tại Sao Ngài Trở Lại P1?
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Hy Vọng
- Kinh Thánh Hằng Ngày : Sự Trở Lại Của Đức Chúa Jesus Christ – Có Làm Bạn Thay Đổi Lối Sống?