Vậy, những nhà thần học và học giả này đang tranh luận về địa ngục là không phù hợp với ít nhất là một phần tính cách của Đức Chúa Trời. Họ đề xuất đặt cái gì vào vị trí của nó? Những lựa chọn thay thế đang được rao giảng ngày nay là gì?
1. Các Chủ Nghĩa Về Địa Ngục
Có rất nhiều thứ, nhưng có hai điều chính đang được rao giảng rộng rãi ngày nay. Một sự thay thế cho địa ngục đang được rao giảng bởi những người mà chúng ta gọi là người theo chủ nghĩa tự do, là những người không chấp nhận toàn bộ sự soi dẫn và thẩm quyền của Kinh thánh.
Nhưng giải pháp thay thế thứ 2 lại đang được rao giảng bởi những người chấp nhận sự soi dẫn và thẩm quyền của Kinh thánh. Tin hay không tùy bạn. Vậy hai lựa chọn thay thế đó là gì? Tôi rất tiếc phải đưa ra cho bạn 2 từ khá khó, và cả hai đều kết thúc bằng từ “chủ nghĩa”.
Luôn luôn cẩn thận với những từ kết thúc là “chủ nghĩa”. Bởi vì hầu hết các từ kết thúc bằng “chủ nghĩa” đều có sức mạnh tối tăm để trở thành nỗi ám ảnh với mọi người. Ngay cả khi đó là những chủ nghĩa tôn giáo, chủ nghĩa Anh giáo, Chủ nghĩa Giám lý, chỉ có hai từ “chủ nghĩa” mà tôi hài lòng, một là báp-tem và hai là tin lành.
Nhưng ngoài những điều đó, hãy cẩn thận với mọi “chủ nghĩa”. Bởi vì nó có khả năng ám ảnh ai đó. Nhưng đây là hai chủ nghĩa đang được đề xuất thay cho địa ngục.
1.1 Chủ Nghĩa Phổ Quát
Thứ nhất, chủ nghĩa Phổ quát. Đây là giải pháp thay thế cho địa ngục của những người tự do. Và chủ nghĩa Phổ quát tin rằng một ngày nào đó, bằng cách nào đó mọi người đều sẽ hạ cánh ở thiên đàng. Nó liên quan đến việc tin rằng sau khi chết sẽ có cơ hội thứ hai và cơ hội thứ ba và thứ 4 và thứ 5, thực ra là vô số cơ hội được cứu. Và mọi người có thể quyết định để lên thiên đàng sau này, thậm chí cả khi họ không quyết định trước khi chết.
Và tất nhiên họ cũng khuyến khích thêm là, nếu bạn thấy mình đang ở trong địa ngục, thì bạn sẽ có thêm động lực để chọn thiên đàng. Vậy đó là chủ nghĩa phổ quát. Thực ra nó có hai dạng, xin lỗi khi đã làm phức tạp thêm. Nhưng chủ nghĩa Phổ quát có hai dạng, một trong số đó nói rằng, “một ngày nào đó mọi người đều sẽ được cứu”. Và có một phiên bản hiện đại của nó nói rằng “mọi người đều đã được cứu”.
Rằng kể từ khi Chúa Giê-xu chết vì thế giới, mọi người đều đã được cứu và tất cả những gì chúng ta cần làm là nói với họ rằng họ đã được cứu. Giáo hoàng đương thời đã đồng ý với quan điểm này, rằng tất cả mọi người đã được cứu chuộc bởi Đấng Christ, cho dù họ có tin hay không. Tất cả đều đã được cứu chuộc, tất cả đều đang trên đường đến thiên đàng. Nhiệm vụ của HT là nói với họ rằng họ đang đến đó, và nói với họ rằng họ an toàn, đó là tin tốt.
Chà, cả hai hình thức của chủ nghĩa phổ quát, tất nhiên không có 1 chỗ nào cho địa ngục. Hoặc là tất cả chúng ta đều sẽ được cứu, hoặc là tất cả chúng ta đều đã được cứu. Dù bằng cách nào, mọi người đều trên đường tới thiên đàng. Đó là 1 chút “phổ quát” về chủ nghĩa phổ quát.
1.2 Chủ Nghĩa Tuyệt Diệt
Những người tin lành, những người tin vào sự thần cảm và thẩm quyền của Kinh thánh, tất nhiên không thể chấp nhận điều đó. Bởi vì Kinh thánh nói khá rõ ràng, rằng sẽ có sự phân chia trong Ngày phán xét, giữa người được cứu và người hư mất, giữa người có tội và người được trắng án.
Có sự phân chia trắng đen trong KT, giữa những người trên đường rộng dẫn đến sự hủy diệt, và những người trên con đường hẹp dẫn đến sự sống. Bạn không thể vượt qua sự phân chia loài người này trong Kinh thánh. Vậy đâu là giải pháp thay thế cho địa ngục đang được rao giảng bởi các nhà truyền giáo hàng đầu ở đất nước này?
Câu trả lời là chủ nghĩa tuyệt diệt. Xin lỗi về từ “chủ nghĩa” một lần nữa. Nhưng tôi chắc rằng bạn hiểu từ này. Thuyết này tin rằng tội nhân chỉ đơn giản là không còn tồn tại nữa. Họ đi vào quên lãng. Họ không đau khổ trong địa ngục, họ trở thành hư không. Một lần nữa, có hai phiên bản của chủ nghĩa này. Một cái thì tin rằng tội nhân trở thành hư không vào lúc chết. Cái kia tin rằng tội nhân trở thành hư không sau ngày phán xét.
Và một số phần của Kinh thánh được đưa ra, chẳng hạn như địa ngục là lửa, mà lửa thì sẽ hủy diệt. Bạn không thể sống sót trong lửa. Hình phạt vĩnh viễn trong KT không ám chỉ đến đau khổ vĩnh viễn, nhưng là hiệu lực vĩnh viễn của việc bị tuyệt diệt. Chà tôi nghĩ rằng sự tiêu diệt mang tính chất vĩnh viễn, nhưng đó là cách họ quanh co với cụm từ “hình phạt vĩnh viễn”, rằng nó vĩnh viễn về mặt hiệu lực, chứ không phải là tính chất đau đớn vĩnh viễn.
Giờ tất cả những kiểu lập luận này đang là một cuộc tranh luận nóng. Bạn thấy nó trong các tạp chí, bạn thấy nó trên một tạp chí Cơ đốc Quốc gia. Có một phụ nữ viết một bức thư và nói rằng: “Tôi không thể yêu một vị Chúa, mà sẽ đưa bất cứ ai xuống địa ngục”. Đó là quan điểm của cô ấy, là điều cô ấy nói. Thành thật thì, như vậy là nói rằng Chúa Giê-su không biết mình đang nói về điều gì. Bởi vì tất cả những gì chúng ta biết về địa ngục là từ môi miệng của Chúa Giê-su.
Bạn có biết rằng Đức Chúa Trời không tin tưởng ai khác để nói cho chúng ta biết một sự thật khủng khiếp như vậy không? Chúng ta không biết về nó từ Giăng hoặc Phao-lô hay Phi-e-rơ.
Không có một từ nào về địa ngục trong Cựu Ước, mọi thứ chúng ta biết đều đến từ môi miệng của chính Chúa Giê-su. Nếu có 1 người biết Đức Chúa Trời, thì đó chắc chắn là con trai của Ngài. Chúa Jesus biết tất cả về tình yêu của Đức Chúa Trời, quyền năng của Đức Chúa Trời và sự công bằng của Đức Chúa Trời, vậy mà Ngài vẫn dạy về địa ngục.
3. Khuôn Mẫu Về Sự Tồn Tại Của Con Người
Vì vậy chúng ta cùng chuyển sang sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu. Trước khi xem xét chi tiết, tôi muốn giải thích 1 điều. Tôi muốn cung cấp cho bạn một khuôn mẫu tư duy mà bạn sẽ cần trước khi bạn có thể hiểu phần còn lại của những gì tôi sắp nói. Đây là khuôn mẫu về sự tồn tại của con người là trong ba quá trình, 3 giai đoạn, không phải 2.
Một ý tưởng rất phổ biến ngay cả bên trong HT là nếu bạn chết, bạn sẽ lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục. Ý tưởng này dựa trên khuôn mẫu của 2 giai đoạn. Nhưng từ những gì tôi đã nói về Ngày Phán xét, bạn biết rằng có ba giai đoạn tồn tại của con người.
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà chúng ta đang ở ngay bây giờ. Rằng thế giới này là nơi mà tôi ở dưới dạng 1 linh hồn trong thân thể. Khi chết, linh hồn và thể xác của tôi bị tách rời, và tôi đã chấm dứt với thân thể của mình. Đó chỉ là một chiếc áo khoác mà tôi đã mặc.
Và giai đoạn tồn tại thứ hai của tôi sẽ là giai đoạn tồn tại của một linh hồn ngoài thân thể. Tôi chưa bao giờ làm điều đó, vì vậy nó sẽ là một trải nghiệm mới. Và giống như Phao-lô, tôi không chắc lắm về điều đó ở giai đoạn này. Vậy nhưng, tương tự, tôi và Phao-lô khá chắc rằng nó sẽ tốt hơn nhiều so với cuộc sống này khi trong một thân thể. Phao-lô đã nói rằng: “Tôi thà đi thẳng từ giai đoạn một đến giai đoạn ba, từ thân thể cũ sang thân thể mới, nhưng dù vậy, nếu khi tôi không phải mặc quần áo, như ông đã nói, tôi thà ở ngoài thân thể và hiện diện với Chúa, điều đó còn tốt hơn nhiều.
Vì vậy, giai đoạn hai là nơi bạn vắng mặt trong thân thể. Và nếu bạn biết Chúa, thì bạn ở với Chúa. Việc hỏi nơi đó sẽ ở đâu thì không liên quan cho lắm, bởi vì không có thân thể thì bạn không cần phải hỏi “ở đâu?” Bạn không cần phải được định vị nữa. Linh hồn không phụ thuộc vào chiều không gian tồn tại như thân thể, vì vậy việc hỏi nó sẽ ở đâu thực sự không quan trọng.
Điều quan trọng là bạn sẽ ở với ai? Và bạn sẽ ở với Chúa, hoàn toàn ý thức, có thể giao tiếp, nhưng không có thân thể.
Giai đoạn 3 sẽ đến muộn hơn, khi chúng ta hoàn toàn có được một thân thể mới và một lần nữa trở thành 1 linh hồn trong thân thể, và trở thành con người trọn vẹn theo đúng nghĩa. Giờ thì bạn có nhận ra rằng Chúa Giê-su đã tự mình trải qua cả ba giai đoạn này trong vòng chưa đầy một tuần không?
Vào ngày Ngài chết, thể xác và linh hồn của Ngài tách rời nhau, và Ngài dâng linh hồn mình cho Đức Chúa Trời, Đấng đã ban nó. Trong ba ngày và ba đêm tiếp theo, Ngài hoàn toàn có ý thức, hoàn toàn hoạt động và giao tiếp với những người khác. Chúng ta biết điều đó từ Si-môn Phi-e-rơ, ông đã nói với chúng ta trong lá thư của ông. Tôi tưởng tượng rằng Chúa Giê-xu đã nói với Phi-e-rơ điều này khi gặp ông vào Chủ nhật Phục sinh đầu tiên.
Chúng ta không biết họ đã gặp nhau ở đâu hoặc đã nói những gì. Chúng ta chỉ biết rằng Ngài đã xuất hiện với Phi-e-rơ. Nhưng tôi tưởng tượng Phi-e-rơ đã hỏi Ngài rằng: “Chúa Giê-su ơi, Ngài đã ở chỗ nào trên trái đất này vậy?” Và Chúa Giê-xu nói: “Ta không ở trên đất, Ta đã ở Hades, thế giới của những người đã khuất”. Và Phi-e-rơ sẽ nói: “Nhưng Ngài ở đó để làm cái gì vậy? Ngài đã làm gì ở Hades trong ba ngày?” Và Chúa Giê-xu nói: “Ta đã rao giảng” “Rao giảng cho ai nữa?” Ngài nói: “Ta đã giảng cho những người bị chết đuối trong thời nước lụt của Nô-ê” Thật là 1 mẩu thông tin phi thường.
Dường như đối với tôi, đây là bằng chứng rằng không ai phát minh ra Kinh thánh. Ai có thể nghĩ ra điều đó? Vì vậy, Chúa Giê-xu hoàn toàn ý thức và hoàn toàn giao tiếp. Hơn thế nữa, những người đã bị chết đuối trong trận lụt của Nô-ê, hoàn toàn có ý thức và có thể giao tiếp. Và hai phút sau khi bạn chết, bạn sẽ hoàn toàn có nhận thức.
Bạn sẽ biết bạn là ai, bạn sẽ có thể giao tiếp. Nếu bạn được ở với Chúa thì sẽ phấn khích biết bao. Ai đó đã hỏi tôi sau khi tôi nói rằng: “Thế còn một phút sau khi chết thì sao?” Được rồi, một phút sau khi bạn chết, một giây sau khi bạn chết, bạn sẽ hoàn toàn ý thức. Bạn không đi vào quên lãng. Chúa Giê-xu đã không, và chúng ta sẽ không, nhưng chúng ta đi vào giai đoạn hồn lìa khỏi xác đó.
4. Địa Ngục Có Đang Tồn Tại?
Thiên đàng và địa ngục thuộc về giai đoạn thứ ba. Đó là những gì tôi muốn phân tích ngay bây giờ. Cả hai đều là nơi dành cho những người có thân thể. Điều này rất quan trọng. Tôi không sử dụng cụm từ “đi đến thiên đàng”. Tôi sẽ nói với bạn nhiều hơn trong bài nói chuyện cuối cùng, nhưng việc nói rằng đi đến thiên đàng hoặc địa ngục khi bạn chết là khá sai lệch. Chưa có ai ở trong địa ngục. Thậm chí không phải là Satan. Đó là một nơi chưa có người ở. Thật thú vị khi Chúa Giê-su nói về cả thiên đàng và địa ngục với cùng một từ.
Ngài cho biết cả hai đều đang “được chuẩn bị”. “Ta đi chuẩn bị cho các con 1 chỗ”, và “Hỡi những kẻ bị nguyền rủa, hãy lui ra khỏi Ta, đi vào lửa đời đời đã chuẩn bị sẵn cho quỷ vương và những quỷ sứ của nó” (Ma thi ơ 25:41).
Cả thiên đàng và địa ngục trong thời điểm này đều đang ở trong tình trạng chuẩn bị, vẫn chưa có người sinh sống. Vì vậy tôi thường nói về 1 người đã chết trong đức tin là đang được “ở cùng Chúa”, đây là cách nói của Tân Ước. Không phải nơi họ đang ở, nhưng quan trọng là họ đang ở với ai, trong giai đoạn thứ 2 đó. Vậy bạn đã nắm được khuôn mẫu này chưa, 3 giai đoạn này?
Kinh Thánh cho chúng ta biết rất ít về giai đoạn giữa. Kinh Thánh tập trung suy nghĩ của chúng ta vào giai đoạn cuối cùng, xa hơn cả sự phục sinh và sự phán xét. Và địa ngục trong giai đoạn thứ 3 này là cái mà tôi đang nói đến, không nói về bất cứ điều gì ở giữa. Tôi đang nói về địa ngục sau sự phục sinh. Đó là điều Chúa Giê-su đã nói, và tôi muốn xem cách Ngài mô tả về nó trước.
Đôi Nét Về Diễn Giả
J. David Pawson (1930-2020) là mục sư, tác giả và giáo sư Kinh thánh người Anh. Từng là mục sư hệ phái Giám Lý (Methodist), sau đó là mục sư của hội thánh Báp-tít có tên Gold Hill Baptist Church tại Buckinghamshire.
Hội thánh này đã trở thành một trong những hội thánh Báp-tít lớn nhất tại Anh. Cũng trong thời gian phục vụ tại đây, các đĩa thu âm bài giảng của ông, ban đầu chủ yếu dành cho các thành viên đau ốm hoặc lớn tuổi của hội thánh, đã nhanh chóng được biết đến tại nhiều nơi.
Từ năm 1979, David Pawson ngưng làm mục sư địa phương và tham gia vào mục vụ dạy Kinh thánh lưu động. Các hội thảo của ông chủ yếu dành cho các lãnh đạo hội thánh.
Hàng triệu bản sách và băng đĩa của ông đã được phát hành tại hơn 120 quốc gia. Ông là một tác giả và diễn giả giảng dạy rõ ràng, sốt sắng, luôn đề cao sự trung thành với Kinh Thánh.
⇒ Nội dung video được cho phép sử dụng bởi Sứ Điệp Tỉnh Thức
Bài viết liên quan: